Những bộ phận của gà tuyệt đối không cho trẻ ăn
Thứ Năm, ngày 07/01/2016 08:00 AM (GMT+7)
Sự kiện: Món ngon
từ gà
Hầu hết các bộ phận của gà đều ngon nhưng không phải cái gì
cũng tốt, đặc biệt là cho trẻ em.
Những
sai lầm khi ăn tôm cần tuyệt đối tránh
Cách
luộc thịt lợn trắng, thơm và không bị khô
Cách
luộc gà vàng ươm, da giòn không bị nứt
Một
con gà có rất nhiều bộ phận có thể chế biến thành thức ăn cho trẻ nhỏ. Nhiều chị
em thường hay cho con ăn đùi, một số lại nghĩ cho con ăn ức mới tốt, thậm chí,
có những em bé lại chỉ thích ăn riêng một bộ phận của gà như cánh, phao câu, cổ
hay lòng mề....Hầu hết các bộ phận của gà đều ngon nhưng không phải cái gì cũng
tốt, đặc biệt là cho trẻ em.
Hầu
hết các bộ phận của gà đều ngon nhưng không phải cái gì cũng tốt, đặc biệt là
cho trẻ em. (ảnh minh hoạ)
Mẹ
nên tránh cho con ăn những bộ phận này của gà:
1. Phao
câu
Nhiều
bà mẹ hay cho con ăn phao câu gà vì nghĩ rằng nó rất béo, lại có mùi mỡ gà đặc
trưng. Tuy nhiên, đây lại được coi là một trong những bộ phận độc hại nhất trong
cơ thể gà. Phao câu chứa túi xoang và các tế bào lâm ba, chất dịch độc hại tồn
đọng ở đây sẽ có nguy cơ khiến trẻ bị ung thư nếu ăn quá nhiều và thường
xuyên.
Tốt
nhất, mẹ nên loại bỏ bộ phận này trước khi chế biến thịt gà. Vì chất dịch ở phao
câu cũng khá là hôi hám và khó chịu.
2. Cổ
gà
Phần
cổ gà rất ít thịt nhưng là tập trung nhiều mạch máu và hạch bạch huyết. Hạch
bạch huyết lại là nơi tập trung nhiều độc tố, có thể là các chất độc có trong
quá trình cho gà ăn thức ăn chăn nuôi có chứa kích thích tố đọng lại ở cổ. Do đó
nếu mẹ cho bé gặm cổ gà chính là mẹ đang nạp chất độc vào người con.
3. Da
gà
Da
gà là mới có chứa nhiều chất béo, hàm lượng cholesterol cao, lại có hàm lượng
chất gây ô nhiễm lớn. Tuy nhiều trẻ thích ăn da gà nhưng các chuyên gia khuyến
cáo mẹ nên cho con ăn thịt gà bỏ da là tốt nhất.
4. Mề
gà
Mề
gà thực chất chính là dạ dày gà, nó có nhiệm vụ lưu trữ và nghiền nhuyễn thức
ăn. Chính vì vậy, mề cũng là nơi lượng chất độc hại dư thừa có thể đọng lại tại
đây.
Mề
gà thực chất chính là dạ dày gà, nó có nhiệm vụ lưu trữ và nghiền nhuyễn thức
ăn. Chính vì vậy, mề cũng là nơi lượng chất độc hại dư thừa có thể đọng lại tại
đây. (ảnh minh hoạ)
5. Thận
gà
Thận
cũng là nơi các chất gây hại tập trung chủ yếu bới sau khi gan lọc các chất độc
hại, thận sẽ làm tiếp nhiệm vụ bài tiết, loại bỏ độc tố này. Nếu trẻ ăn thận có
thể ảnh hưởng đến sức khoẻ.
Chính
vì vậy, mẹ nên lưu ý tốt nhất không cho con ăn phần đầu gà, cổ gà, thịt gà nên
bỏ da là tốt nhất và các bộ phận nội tạng như mề gà, gan gà, thận...đều nên hạn
chế.
Cách chọn gà
cho trẻ cũng nên được mẹ lưu ý như sau:
1.
Cảm nhận da, độ tươi
Nếu
con gà có lớp ngoài da ngoài hơi khô, không dính, khi mẹ ấn vào thịt ngay lập
tức khôi phục hình dạng bạn đầu, không có mùi hôi thì là gà tươi.
2. Nhận biết
gà nuôi và gà thả vườn
Thịt
gà thả vườn thường đắt hơn gà nuôi con nghiệp khá nhiều. Phương pháp giúp mẹ
nhận dạng gà thả vườn là nhìn vào chân gà. Gà thả vườn thường các móng chân gà
mỏng và sắc nét, chân gầy, dài, trong khi chân gà nuôi thường ngắn, mập, móng
dầy.
3. Nhận biết
gà tiêm
Kiểm
tra gà có bị tiêm nước để tăng trọng lượng hay không bằng cách lật cánh gà lên
kiểm tra dưới nách, nếu nách có nhiều chấm đỏ nhỏ, xung quanh vết tiêm nước
phồng lên có màu đen, sau 1 thời gian màu đen đó lan rộng ra xung quanh thì
chứng tỏ gà đã bị tiêm thuốc, tiêm nước tăng trọng lượng, tuyệt đối không được
mua loại gà này.
Theo Anh Minh
Không có nhận xét nào